Tương tự như các thiết bị sử dụng môi chất khác, máy lạnh cũng cần sử dụng ga để hoạt động ổn định và tốt hơn. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn còn rất nhiều người dùng có nhầm lẫn về ga máy lạnh cũng như các loại ga được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Do đó, đừng bỏ qua bài viết này của Điện lạnh Từ Tâm để hiểu rõ về ga máy lạnh là gì cùng những loại phổ biến của nó nhé.
Ga máy lạnh là gì?
Trong suốt quá trình sử dụng máy lạnh, chắc chắn bạn đã từng nghe qua thuật ngữ ga. Tuy nhiên, vẫn rần còn rất nhiều khách hàng vẫn chưa thực sự hiểu ga máy lạnh là gì và tầm quan trọng của nó đối với hoạt động của thiết bị.
Theo đó, ga máy lạnh được hiểu là môi chất làm lạnh có chức năng vận chuyển nhiệt ở những nơi có nhiệt độ thấp đến vị trí cho nhiệt độ cao hơn. Bằng cách thải ga máy lạnh, căn phòng sẽ luôn được giữ lạnh như nhiệt độ đã cài đặt.
Như vậy, ga máy lạnh chính là thành phần quan trọng trong hoạt động cũng như giúp thiết bị duy trì đúng nhiệt độ yêu cầu.

Gas máy lạnh
Có những loại ga máy lạnh phổ biến nào?
Như vậy bạn đã hiểu ga máy lạnh là gì rồi đúng không. Tuy nhiên, liệu bạn đã biết và phân biệt được các loại ga máy lạnh đang được sử dụng phổ biến hiện nay chưa?
Trên thực tế, mỗi dòng máy lạnh sẽ phù hợp với từng loại ga khác nhau, điều này giúp thiết bị hoạt động được tối ưu hơn. Hiện tại trên thị trường phân chia ga máy lạnh thành 3 loại chính như sau:
Loại ga R22
- Ưu điểm: Được sử dụng tương đối phổ biến với khoảng 70% máy lạnh sử dụng. Giá thành tương đối rẻ, không gây cháy nổ, độc hại cho người sử dụng, công tác bảo trì cũng rất thuận lợi.
- Nhược điểm: R22 có ảnh hưởng nghiêm trọng đến tầng ozon của Trái Đất và môi trường nên đã bị cấm sử dụng ở một số quốc gia hiện nay.
>> Xem thêm: Bảng mã lỗi máy lạnh Samsung

Gas R22
Loại ga R410A
- Ưu điểm: Đây là loại ga được phát minh nhằm mục đích thay thế R22 bằng cách cấu hình lại hoá học dễ bay hơi hơn. So với ga R22 thì năng suất làm lạnh của R410A được cải thiện lên gấp 1,6 lần. Do đó, R410A chính là giải pháp hiệu quả để bảo vệ môi trường, tiết kiệm điện và sử dụng hiệu quả hơn.
- Nhược điểm: Khó bảo trì, dễ gây ra tình trạng thiếu oxi ở tầm thấp. Bởi vậy nên giữ căn phòng thoáng khí.

Gas R410A
Loại ga R32
- Ưu điểm: Đây là loại ga được cải tiến để có thể thay thế cả R22 và R410A. R32 có thể làm lạnh sâu, giảm hơn 71% lượng khí thải thoát ra ngoài và tiết kiệm tối đa năng lượng điện. Đặc biệt, bạn có thể chuyển sang sử dụng R32 nếu đang sử dụng R410A bởi hai loại ga này có cùng áp suất.

Gas R32
Hướng dẫn cách đo áp suất máy lạnh
Bên cạnh khái niệm ga máy lạnh là gì thì rất nhiều người dùng cũng quan tâm đến cách đo áp suất ga tại nhà. Lưu ý, các bước thực hiện dưới đây đòi hỏi bạn phải có hiểu biết về cấu tạo của máy lạnh. Ngược lại, bạn không nên tự ý thực hiện tại nhà để tránh nguy hiểm.
Dụng cụ cần chuẩn bị
- Tua vít
- Mỏ lết
- Đồng hồ đo ga máy lạnh chuyên dụng. Đơn vị đo là Psi.

Chuẩn bị dụng cụ đo gas máy lạnh
Hướng dẫn các bước đo áp suất máy lạnh
- Bước 1: Sử dụng tua vít đã chuẩn bị trước đó tiến hành mở lớp vỏ bảo vệ bên ngoài của dàn nóng.

Mở lớp vỏ bảo vệ
- Bước 2: Tiếp tục tháo hết phần ốc bảo vệ ở đầu đẩy và đầu hồi

Tháo ốc đầu hồi và đầu đẩy
- Bước 3: Bật máy lạnh sau đó điều chỉnh cho máy chạy ổn định ở nhiệt độ thấp nhất
- Bước 4: Vặn một đầu dây của đồng hồ đo ga chuyên dụng và một đầu của máy lạnh, đợi khoảng 1 phút để tiến hành đo áp suất ga.

Lắp đồng hồ vào đầu tì
- Bước 5: Quan sát thông số hiển thị trên đồng hồ đo ga

Quan sát kết quả trên đồng hồ đo áp suất
Nên đo áp suất ga máy lạnh khi nào?
Bạn nên tiến hành đo áp suất ga máy lạnh nếu nhận thấy thiết bị có những dấu hiệu như sau:
-
- Dàn nóng, phần máy lạnh ở ngoài trời không có hơi nóng phả ra.
- Khi bật máy lạnh, hơi lạnh toả ra yếu, thậm chí là không có hơi lạnh.
- Remote máy lạnh hiển thị chỉ số ga đang ở mức thấp
>> Xem thêm: Khắc phục tối đa bảng mã lỗi máy lạnh Hitachi nội địa

Những dấu hiệu cho thấy bạn nên kiểm tra ga máy lạnh
Bảng áp suất ga máy lạnh chuẩn nhất hiện nay
Loại ga máy lạnh | Áp suất ga định mức khi thiết bị hoạt động | Áp suất ga định mức khi máy không hoạt động | Dòng điện chuẩn | Khối lượng ga nạp |
R22 | 60 – 78 Psi | 140 – 160 Psi | 3.9 – 4.2A | 0.65KG |
R410A | 110 – 130 Psi | 250 Psi | 5 – 5.5A | |
R32 | 125 – 150 Psi | 240 – 245 Psi |
Những câu hỏi thường gặp liên quan đến gas máy lạnh
Hầu hết các loại ga máy lạnh hiện nay đều không gây cháy ngoại trừ freon R12 được Châu Âu, Châu Phi và một số xí nghiệp của Trung Quốc sử dụng. Loại ga này có khả năng gây cháy nổ rất cao và gây nguy hiểm cho người sử dụng.
Ga có tác dụng giúp máy lạnh hoạt động ổn định và điều chỉnh được nhiệt độ đúng với cài đặt.
Việc tự đo áp suất ga máy lạnh đòi hỏi người thợ phải có am hiểu sâu về cấu tạo máy lạnh, đặc biệt là vị trí tháo lắp các bộ phận. Do đó, nếu là một người không có kỹ năng và kiến thức chuyên sâu, bạn không nên tự đo áp suất ga tại nhà mà nên liên hệ với đơn vị uy tín.
Bài viết trên đây đã giải đáp cho bạn đọc ga máy lạnh là gì cùng những vấn đề xung quanh. Hy vọng bạn đọc đã có một cái nhìn tổng quan đối với ga máy lạnh, tác dụng của nó và các loại ga phổ biến được sử dụng hiện nay. Nếu có bất kỳ thắc mắc hay nhu cầu về lắp đặt máy lạnh hãy liên hệ ngay với HOTLINE 0938 529 228 của Điện lạnh Từ Tâm để được tư vấn và hỗ trợ 24/7.
Chưa có bình luận nào